Categories
Thủ thuật

Tìm hiểu về màn hình máy tính (Monitor)

Computer trivia: What nasty 1999 computer worm, named after a lap dancer, first appeared inside a list of passwords to pornographic websites?
Answer: Melissa.

+ Viewable area: vùng hiển thị hình ảnh, văn bản trên màn hình mà người dùng có thể nhìn thấy được.
+ Resolution: độ phân giải của màn hình, tính bằng số lượng các điểm ảnh trên đường ngang (row) và đường dọc (column). Ví dụ màn hình hỗ trợ các độ phân giải 640×480, 1024×768, 1280×1024,…
+ Pixel: là điểm ảnh, điểm sáng hiển thị màu trên màn hình.
+ Dot pitch: là khoảng cách giữa tâm các điểm ảnh, khoảng cách càng nhỏ màn hình có độ phân giải càng cao, hình ảnh hiển thị càng sắc nét. Ví dụ: 0 .31mm, 0.28mm, 0.27mm, 0.26mm, và 0.25mm, …
+ Colour Depth (độ sâu của màu): số lượng màu hiển thị trên 1 điểm ảnh. Ví dụ: 16,8 triệu màu, 65.000 màu,…
+ Refresh Rate: tốc độ làm tươi hình ảnh hay gọi là tần số quét của màn hình, là số lần "vẽ lại" hình ảnh trong 1 giây từ trên xuống dưới cho tất cả các điểm ảnh. Chất phosphor giữ cho độ sáng điểm ảnh vừa đủ để mắt người không cảm nhận được sự thay đổi này. Thông số này rất quan trọng, nó càng cao thì mắt người dùng không bị mỏi. Mỗi loại màn hình có thể hỗ trợ các tần số quét khác nhau (50 Hz, 60 Hz, 72 Hz, 85 Hz, 90 Hz, 100 Hz… ).
+ Respect ratio: tỉ số giữa chiều cao và chiều rộng của màn hình giúp hình ảnh không bị kéo dãn khi được thể hiện ở những khung hình khác nhau, thông thường tỉ số này là 4:3.
+ Power Consumption: công suất tiêu thụ điện của màn hình

Màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng) hoạt động ra sao?

Được sản xuất từ năm 1970, LCD (Liquid Crytal Display) là một loại vật chất phản xạ ánh sáng khi điện thế thay đổi. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc ánh sáng nền (Back Light). Nó bao gồm một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kiếng phân cực ánh sáng. Bình thường, khi không có điện áp, các tinh thể này được xếp thẳng hàng giữa hai lớp cho phép ánh sáng truyền qua theo hình xoắn ốc. Hai bộ lọc phân cực, 2 bộ lọc màu và 2 bộ cân chỉnh sẽ xác định cường độ ánh sáng đi qua và màu nào được tạo ra trên một pixel. Khi có điện áp cấp vào, lớp canh chỉnh sẽ tạo một vùng điện tích, canh chỉnh lại các tinh thể lỏng đó. Nó không cho phép ánh sáng đi qua để hiện thị lên hình ảnh tại vị trí điểm ảnh đó. Các điểm ảnh trong màn hình LCD là một transistor cực nhỏ ở 1 trong 2 chế độ: cho phép ánh sáng đi qua hoặc không. Điểm ảnh bao gồm 3 yếu tố màu: đỏ, xanh lá, xanh dương. Các màn hình LCD trước đây thường tiêu thụ điện năng nhiều, độ tương phản thấp cho đến khi các nhà khoa học người Anh tìm ra "Biphenyl" – vật liệu chính của tinh thể lỏng, thì LCD mới thực sự phổ biến. LCD xuất hiện đầu tiên trong các máy tính cầm tay, trò chơi điện tử cầm tay, đồng hồ điện tử, … LCD ngày nay được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, chiếm ít không gian, chất lượng hình ảnh tốt, tiêu thụ ít năng lượng và đang thay thế dần màn hình CRT truyền thống

Cách hoạt động của màn hình CRT và màn hình LCD khác nhau ở những điểm chính nào?

Màn hình CRT hoạt động dựa trên sự phát sáng của lớp phosphor khi bị chùm tia điện tử đập vào. Trong khi đó, màn hình LCD sử dụng công nghệ ánh sáng nền (backlight) dùng các transistor để hiển thị hình ảnh.

(st)

Tìm hiểu về màn hình máy tính (Monitor)’]