Categories
Máy ảnh số & Nhiếp ảnh

Ống kính máy ảnh: zoom có phải là tất cả?

Computer trivia: What Windows virus damaged 500,000 hard drives on the 13th anniversary of Russia’s deadliest nuclear disaster?
Answer: Chernobyl.

Công nghệ hiện đại ngày nay đã giúp người ta sản xuất được các ống
kính zoom có chất lượng quang học cao hơn nhiều so với trước đây. Nhưng
liệu ống kính zoom có phải là lựa chọn hàng đầu trong mọi trường hợp?

Canon đang cung cấp 54 mẫu ống kính cho máy DSLR (máy
ảnh số ống kính phản quang đơn) tại thị trường Mỹ. Đối thủ chính của
họ, Nikon, cũng có 51 mẫu ống kính khác nhau. Ngoài ra, nhiều hãng sản
xuất thứ ba khác như Tamron, Sigma hay Tokina cũng đang cố giành giật
thị trường này.

Vấn đề không phải ở chỗ có bao nhiêu hãng sản xuất ống
kính, mà là tại sao họ lại phải có quá nhiều loại ống kính như thế. Câu
trả lời là chưa hãng nào đủ khả năng sản xuất một, hay một vài ống kính
đáp ứng được mọi yêu cầu của nhiếp ảnh.

Xu thế… zoom

Trước đây các ống kính chất lượng cao phải được chế
tạo thủ công, mất nhiều thời gian và giá rất cao. Với công nghệ hiện
đại, người ta có thể sản xuất được các ống kính có chất lượng tương
đương nhưng nhanh hơn và rẻ hơn nhiều.

Lợi thế của ống kính zoom đã quá rõ ràng: sự tiện lợi.
Các phóng viên ảnh rất có thể sẽ bỏ lỡ mất những khoảnh khắc đáng giá
ngàn vàng khi đang loay hoay thay ống kính. Một ống kính có thể thay
đổi tiêu cự sẽ là cứu tinh khi người phóng viên không thể hoặc khó thay
đổi khoảng cách với đối tượng. Tương tự, các nhà nhiếp ảnh chuyên về
động vật hoang dã cần một ống kính zoom để thay họ “tiến thêm vài bước”
đến gần “mục tiêu” (đàn sư tử chẳng hạn).

Vì thế mà nhìn vào danh sách ống kính của bất kỳ hãng
sản xuất nào người ta cũng có thể thấy ống kính zoom chiếm tỉ lệ rất
lớn. Ống kính góc siêu rộng cũng zoom, tầm trung cũng zoom, tele và
siêu-tele cũng zoom.

Ống kính zoom đã phổ biến đến mức hầu như tất cả các
ống kính đi kèm máy đều là ống zoom. Các ống kính này thường có khoảng
tiêu cự từ rộng đến trung bình, không đủ cho nhiếp ảnh thể thao hay
động vật hoang dã nhưng đáp ứng tốt các thể loại ảnh thông thường (chụp
lưu niệm, đời sống, đường phố…).

Ngoài ra, ống zoom cũng là lựa chọn tối ưu cho các
loại máy du lịch không thay được ống kính. Sẽ chẳng ai muốn mua một
chiếc máy ảnh bỏ túi mà mỗi lần chụp lại phải zoom bằng… chân. Và chẳng
có gì lạ khi ngay sau câu hỏi “Mấy chấm” (số megapixel), người ta
thường hỏi “Mấy X” (tỉ lệ zoom).

“Prime” vẫn là số 1

Cả Nikon lẫn Sigma đều đã có mẫu ống kính tiêu cự
18-200mm, tức là thay đổi từ tiêu cự của ống kính góc rất rộng, cho đến
tiêu cự của ống kính super-tele. Tương tự Tamron cũng có ống kính
18-250mm, Canon có 35-300mm… Người chụp hầu như không cần phải thay ống
kính, vừa đỡ tốn thời gian, vừa đỡ mất công mang vác. Nhưng đáng tiếc
là loại ống kính “super-zoom” này có chất lượng thua xa các ống kính
một tiêu cự (Prime lense).

Khoảng thay đổi tiêu cự càng lớn thì chất lượng ảnh
lại càng giảm. Bởi vậy, các hãng sản xuất phần lớn chỉ chế tạo các ống
kính có tỉ lệ zoom trong khoảng 2x-4x (như 17-85mm, 18-55mm, 16-35mm,
70-200mm, 70-300mm…).

“Ống kính một tiêu cự cho chất lượng quang học cao
nhất mà bạn có thể có”, Chuck Westfall, người phát ngôn của Canon Hoa
Kỳ phát biểu: “Đó là các ống kính tiêu chuẩn”.

HOÀNG MINH

Zoom càng nhiều thì zoom càng xa?

Người
sử dụng thông thường sau khi hỏi về số megapixel của máy thường quan
tâm đến tỉ lệ zoom. Rất nhiều máy ảnh số du lịch hiện nay có tỉ lệ zoom
10x hay 12x nhưng thực tế, “tầm nhìn” của các máy này không xa hơn các
máy DSLR dùng ống zoom 3x-4x.

Zoom
xa hay gần phụ thuộc vào tiêu cự của ống kính: tiêu cự càng dài thì
“tầm nhìn” càng xa. Lấy ví dụ máy S3IS của Canon sử dụng ống kính
6-72mm, tương đương 12x (72/6=12) và dù có zoom hết cỡ, ống kính này
cũng không “vươn xa” được bằng một ống kính tiêu cự 100-400mm (4x) khi
chưa zoom.

Một
số máy ảnh có hệ số nhân tiêu cự lớn, như máy S3IS của Canon có hệ số
6x. Tiêu cự 6-72mm của ống kính này tương đương tiêu cự 36-432mm trên
máy phim 35mm, nhưng thật ra ảnh trên máy S3IS nhỏ hơn rất nhiều so với
máy 35mm.

Ống kính máy ảnh: zoom có phải là tất cả?’]