Computer trivia: What computer chip manufacturer slapped Intel with an antitrust suit, claming the company had swiped its technology to design the Pentium Pro?
Answer: Digital Equipment Corporation.
Khi hệ thống gặp bất ổn, hệ điều hành
(HĐH) sẽ cố gắng đưa ra các thông báo lỗi cho người sử dụng nhận biết
để xử lý. Trong một số trường hợp, thông báo lỗi rất rõ ràng và dễ
hiểu. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, HĐH đưa ra những thông báo
chung chung, hoặc khó hiểu, và nhiều khi làm người sử dụng cảm thấy bối
rối. Điều này đặc biệt đúng đối với các HĐH Windows của Microsoft. Bài
viết cố gắng mô tả và tìm hiểu nguyên nhân một số lỗi thường gặp nhất
khi sử dụng Windows.
1. Fatal Exception Error OE/OD Error
Lỗi Fatal Exception Error (tạm dịch là Lỗi ngoại lệ chết người) có 2 loại OE và OD.
Lỗi
Fatal Exception OE xảy ra bất cứ khi nào bộ vi xử lý gặp lỗi dữ liệu
hoặc lỗi của chương trình thực thi. Lỗi này có thể xảy ra trong các
trường hợp sau:
a.. Chương trình đang chạy bị lỗi.
b.. Dữ liệu hoặc mã máy không hợp lệ được gửi tới HĐH và Bộ vi xử lý.
c.. Cấp độ ưu tiên thực thi của một chương trình bị vi phạm.
Khi
một trong 3 trường hợp nêu trên xảy ra, bộ vi xử lý sẽ gửi thông báo
ngoại lệ (exception) tới HĐH, và nếu HĐH không sửa được lỗi, nó sẽ gửi
thông báo lỗi Fatal Exception tới màn hình cho người dùng biết. Trong
nhiều trường hợp, lỗi Fatal Exception là không thể cứu vãn được, và bạn
chỉ còn một cách duy nhất là nhấn nút Power hoặc Restart của PC tuỳ
theo mức độ nghiêm trọng của lỗi.
Lỗi Fatal Exception OD cũng
xảy ra khá thường xuyên đối với người dùng Windows. Lỗi này có thể đến
từ các nguyên nhân như trình điều khiển card màn hình bị hỏng hoặc quá
cũ với HĐH, hoặc một phần mềm đa phương tiện nào đó yêu cầu nâng cấp
cho phù hợp với HĐH. Đôi khi lỗi OD là do file Hsflop.pdr bị mất hoặc
bị hỏng.
2. Invalid Page Fault Error
Lỗi
Invalid Page Fault Error (tạm dịch là Lỗi bộ nhớ ảo không hợp lệ) xảy
ra khi các tham số trao đổi giữa 1 chương trình và HĐH bị sai lệch bất
thường.
Tham số không hợp lệ sẽ khiến cho chương trình chạy sai và
do vậy, HĐH sẽ đưa ra thông báo lỗi Invalid Page Fault. Lỗi này thường
xảy ra ở những trường hợp sau:
a.. Bộ nhớ ảo (VM) bị mất ổn định vì thiếu bộ nhớ vật lý (RAM).
b.. VM bị mất ổn định vì thiếu không gian đĩa cứng.
c.. Khu vực VM trên đĩa cứng bị một chương trình nào đó làm hỏng.
d.. Một chương trình nào đó truy cập vào vùng dữ liệu đang được một chương trình khác cập nhật hoặc bổ xung.
3. General Protection Fault Error
Lỗi
General Protection Fault Error (tạm dịch là Lỗi bảo vệ chung) thường
xảy ra khi có bất ổn với phầm mềm, hoặc báo hiệu rằng một trình điều
khiển thiết bị nào đó đã lỗi thời và cần được nâng cấp.
Nếu
không thể tự mình xác định được nguyên nhân gây lỗi, bạn có thể nhờ tới
Dr. Watson. Chương trình này là một công cụ hữu hiệu để chuẩn đoán tình
trạng hoạt động của Windows khi có trục trặc xảy ra. Nó không chỉ tìm
ra thủ phạm gây lỗi mà còn gợi ý cho bạn những hướng giải quyết tương
đối hiệu quả.
Để Dr. Watson “bắt được thủ phạm”, ngay sau khi
gặp lỗi General Protection Fault, bạn nên chạy công cụ này. Bạn chọn
Start – Run – Gõ “drwatson”.
4. Windows Protection Error
Lỗi
Windows Protection Error (tạm dịch là Lỗi bảo vệ Windows) xảy ra khi
HĐH cố gắng nạp hoặc loại bỏ hoạt động của một trình điều khiển thiết
bị ảo (*.vxd)
Mỗi khi HĐH thông báo về lỗi Windows Protection ,
bạn có thể chắc chắn rằng một trình điều khiển thiết bị nào đó đã gặp
trục trặc. Trong phần lớn cách trường hợp, file *.vxd bị lỗi sẽ được
nêu tên trong thông báo của HĐH. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc
biệt, bạn không thể xác định được file *.vxd nào có vấn đề qua thông
báo của Windows. Để xác đinh lỗi file *.vxd trong những trường hợp này,
bạn nên chọn chế độ khởi động Step-by-Step Confirmation (hoặc Debugging
Mode) để xác định trình điều khiển thiết bị nào cần được sửa chữa. Để
chọn chế độ nêu trên, nhấn phím Ctrl (Win9x) hoặc F8 (Win2K, XP) cùng
lúc khi HĐH bắt đầu khới động, rồi chọn Step-by-Step Confirmation (hoặc
Debugging Mode) từ danh sách.
Lỗi Windows Protection có thể đến từ các nguyên nhân sau:
a.. Có xung đột giữa một trình điều khiển chế độ thực (real-mode) với một trình điều khiển chế độ bảo vệ (protected-mode).
b.. Registry của Windows bị hỏng.
c.. File Win.com hoặc file Command.com bị nhiễm virus hoặc bị hỏng.
d..
Một trình điều khiển thiết bị chế độ bảo vệ được nạp lên từ file
Systen.ini trong khi trình điều khiển này đã được tải lên rồi.
e.. Có xung đột giữa các địa chỉ vào-ra vật lý (I/O address ) hoặc địa chỉ bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM address).
f.. Các thiết đặt cho thiết bị ngoại vi trong CMOS không phù hợp.
g.. Tính năng “Cắm – Xài” (Plug & Play) của BIOS làm việc không ổn định.
h.. Bộ nhớ (hoặc bộ nhớ đệm cache của PC có trục trặc.
i.. Bo mạch chủ của PC hoạt động không ổn định.
j.. PC của bạn có cài cả Microsoft Office 97 và phần mềm Novell Client32
5. Kernel32.dll
Lỗi
Kernel32.dll (tạm dịch là Lỗi file Kernel32.dll). File Kernel32.dll là
một file thư viện động 32 bit có trong Win9x và ME. File này chịu trách
nhiệm quản lý bộ nhớ, các hoạt động vào-ra cũng như các ngắt. Khi
Windows bắt đầu khởi động, file Kernel32.dll được tải lên một khu vực
đặt biệt trong bộ nhớ. Khu vực này được bảo vệ đặc biệt khiến cho các
chương trình khác không thể tiếp cận được một khi Kernel32.dll đã chiếm
chỗ.
Lỗi Invalid Page Fault xảy ra khi một chương trình cố gắng
thâm nhập vào khu vực bộ nhớ được bảo vệ của file Kernel32.dll. Đôi khi
lỗi này có thể xảy ra khi chạy một chương trình cụ thể, nhưng cũng có
khi nó xảy ra với nhiều chương trình khách nhau. Nếu lỗi là do một
chương trình gây ra thì chương trình đó cần được thay thế. Nhưng nếu
lỗi xảy ra với nhiều chương trình khác nhau thì bạn nên nghĩ tới khả
năng phần cứng có vấn đề.
Bạn nên chọn chế độ khởi động
Step-by-Step Confirmation (hoặc Debugging Mode) để kiểm tra xem các
chương trình thường trú có phải là nguyên nhân gây lỗi không. (Nói vậy
không có nghĩa là loại bỏ khả năng các chương trình khác cũng có thể
gây lỗi).
Lỗi Kernel32.dll có thể đến từ các nguyên nhân sau:
a.. File tráo đổi (swap/paging) bị hỏng.
b.. Phân vùng file không hợp lệ.
c.. Danh sách mật khẩu bị mất.
d.. File Kernel32.dll bị hỏng hoặc sai phiên bản.
e.. Registry của Windows bị hỏng.
f.. Lỗi phần cứng (CPU quá nóng, tình trạng overclocking, bộ nguồn không ổn định, lỗi đĩa cứng…).
g.. Các thiết đặt (cho RAM, Cache…) trong BIOS không chính xác.
h.. Lỗi phần mềm.
i.. File *.dll bị lưu trên Desktop.
j.. Thư mục Temp bị mất hoặc hỏng.
k.. File *.cpl (control panel) bị hỏng.
l.. Trình điều khiển phần cứng bị lỗi hoặc bị hỏng.
m.. Cài đặt sai trình điều khiển máy in.
n.. Máy ảo Java bị hỏng.
o.. File *.log bị hỏng.
p.. Lỗi trong thư mục History.
q.. Các file thư viện liên kết động (*.dll) bị hỏng hoặc không đúng phiên bản.
r.. Thiếu chỗ trên đĩa cứng
s.. Cùng một số các trục trặc khác liên quan tới file Kernel32.dll.
6. Stack Fault
Stack
(tạm dịch là Ngăn xếp) là một vùng bộ nhớ dùng cho các file thực thi
hoặc cho các quá trình xử lý. Lỗi Stack xảy ra khi một ứng dụng hoặc
một quá trình sử lý cố truy cập vào vùng bộ nhớ bên ngoài khu vực
Stack. Lỗi này thường dẫn đến treo máy.
7. Missing or Damaged Files
Missing
or Damaged Files (tạm dịch là Lỗi file bị mất hoặc hỏng). Đây là một
lỗi rất thường gặp ở Windows. Nguyên nhân của lỗi này có rất nhiều, và
đôi khi rất khó thể xác định được nguyên nhân.
Để khắc phục
tình trạng này thì cách tốt nhất là tìm file bị mất trong bộ cài đặt và
chép đè lên file bị hỏng, hoặc chép tới vị trí của file bị mất. Trong
trường hợp không được thì bạn cần phải cài đặt lại chương trình.
Cho
dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bạn cũng nên xác định xem file lỗi bị
mất hay bị hỏng. Dựa trên thông báo lỗi, bạn nên dùng lệnh Find hoặc
Search của Windows để tìm file. Nếu tìm thấy (tức là file bị hỏng), bạn
nên tìm xem file này của HĐH, của các chương trình Microsoft, hay của
một hãng khác. Để làm vậy, bạn nhấn chuột phải vào file, chọn
Properties, nhấn lên nhãn Version (nếu có). Thông tin về file nàm ở
đây, và dựa vào đó bạn có thể xác định được file bị mất thuộc chương
trình nào, và tìm file thay thế ở đâu. Nếu không tìm thấy file, hoặc
không biết file do ai phát triển, bạn nên thử một vài cách sau để tìm
thông tin:
a.. Kiểm tra xem có chương trình nào không chạy khi bạn có gắng cho nó làm việc.
b.. Xác định xem thông báo lỗi có xuất hiện khi bạn chạy một chương trình cụ thể nào đó không.
c.. Kiểm tra những chương trình được cài đặt (hoặc gỡ cài đặt) gần nhất.
8. Blue screen of death
Blue
screen of death (tạm dịch là Màn hình màu xanh chết chóc) không nên coi
là lỗi mà nên được coi là hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống do lỗi gây
ra. Khi bạn nhìn thấy màn hình màu xanh này có nghĩa là Windows đã mất
khả năng kiểm soát. Bạn được khuyên là hãy nhấn tổ hợp phím
CTRL-ALT-DEL để khởi động lại PC. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
kiểu khởi động nóng này cũng không có tác dụng, và bạn chỉ còn một cách
duy nhất là nhấn nút Restart hoặc Power trên PC mà thôi.
So với
những người anh em Win9x của mình thì Win2K và XP tỏ ra có khả năng
chịu đựng lỗi cao hơn nhiều, đặc biệt là WinXP. Tuy nhiên không phải là
Win2K và XP không có lỗi. Khi quản lý được lỗi, WinXP đề nghị bạn gửi
thông tin về lỗi cho Microsoft xử lý. Khi không sửa chữa được trục trặc
(mặc dù tình trạng này không nhiều) WinXP hoặc: bất ngờ khởi động lại
PC mà không đưa ra một thông báo nào, hoặc: xuất hiện màn hình màu xanh
kiểu mới với những thông báo rất khó hiểu với người dùng thông thường.
Trong trường hợp này, bạn cũng chỉ có thể nhấn nút Restart hoạc Power
trên PC mà thôi.
Trong bài viết này, tôi chỉ bước đầu mô tả và
tìm hiểu nguyên nhân một số lỗi hay gặp nhất khi người dùng chạy các
HĐH Windows của Microsoft. Qua đó, tôi cũng cố gắng đưa ra một số hướng
giải quyết để các bạn cùng tham khảo khi “không may” gặp phải những lỗi
nêu trên. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn trong việc
sử dụng Windows nói riêng và trong quá trình học hỏi, nâng cao trình độ
tin học nói chung.
Nguyễn Việt Khoa – Email: [email protected]
Khoa Ngoại ngữ – Đại học Bách khoa Hà Nội
Lỗi thường gặp ở Windows’]