Categories
Sửa chửa

9 mẹo nhỏ cho laptop \

Computer trivia: What senior Democrat’s interest in getting a few computers for the office resulted in his becoming the first U.S. senator with an Internet home page?
Answer: Ted Kennedy’s.

Hầu như người sử dụng laptop nào cũng đều thừa nhận, chiếc máy khởi động ngày càng ì ạch đến khó hiểu và thường xuyên treo máy. Mặc dù đã tải nhiều chương trình diệt virus, tình cảnh cũng không khá lên chút nào.

Nguyên nhân không chỉ do virus, còn "hàng tá" các nguyên nhân có thể bạn chưa biết và cách khắc phục hiệu quả.

Sau đây là một số thủ thuật để laptop của bạn chạy nhanh hơn.

1. Đơn giản nhất, chọn 1 hình nền có kích thước và dung lượng tương đối hoặc không dùng. Ảnh lớn sẽ làm chậm quá trình khởi động máy. Tiếp đến, dọn dẹp ngăn nắp các icon (biểu tượng chương trình) trên destop, giấu bớt hoặc xóa những thứ mà chẳng khi nào dùng đến. Đừng quên vào Control Panel, chọn Add hoặc Remove Programs để di dời những chương trình không quan trọng.

2. Có 1 nguyên nhân nữa nhưng rất ít người chú ý đó là Font chữ. Thật ra, quá nhiều Font chữ cũng là yếu tố khiến hoạt động của Win chậm chạp. Nếu không phải là dân chuyên thiết kế, bạn chỉ nên chọn những Font chuẩn thường dùng như Unicode, Vni.

3. Dùng Quick Launch (QL) thay cho Microsoft Office Shortcut bar (MOS) (nằm góc phải màn hình Windows). Trước hết, tắt MOS bằng cách nhấn chuột phải vào nút đầu tiên, chọn Exit-> No. Kích hoạt QL lên bằng trỏ chuột trên đầu thanh Taskbar, giữ và kéo chuột để thanh Taskbar cao thêm 1 khoảng. Phía trên là QL và ở dưới là các ứng dụng thu nhỏ rất tiện. ứng dụng này giúp tiết kiệm thêm 2 giây nữa.

4. Nên chạy chương trình diệt virus định kỳ vào thời gian nghỉ trong ngày (buổi trưa, chiều). Tránh để chương trình tự quét mỗi khi máy khởi động. Nguyên nhân khiến máy lề rề từ 2- 3 giây.

5. Nhớ lấy đĩa CD ra khỏi ổ sau khi sử dụng. Khi máy khởi động sẽ tự kích hoạt kiểm tra tổng thể những thứ có trong máy. Do vậy mất nhiều thời gian, nhất là với đĩa trầy xước. Đồng thời nhớ chỉnh thiết bị khởi động đầu tiên là ổ cứng để máy khỏi tốn thời gian kiểm tra đĩa CD, mạng, USB.

6. Tắt chức năng Error Report tự thông báo lỗi cho nhà sản xuất và chẳng mang lại ích lợi gì cho người dùng. Bấm chuột phải tại My Computer-> Properties-> Advanced-> Error Reporting-> Disable Error Reporting , kích bỏ hộp kiểm But notify me when critical error occur.

7. Nhấp Start -> Run trong hộp Open và gõ vào lệnh msconfig để mở cửa sổ System Configuration Unility. Trên thẻ Startup, đánh dấu bỏ hết hoặc từng phần chương trình không cần thiết: ICQ, Winzap, Winampa, msmgs, Ghost… thường khởi động cùng lúc với Win. Mỗi thứ chậm 1 ít, cộng lại cũng đủ khiên bạn phát cáu.

8. Với máy liên tục chép, xóa các chương trình, thao tác sau không thể bỏ qua. Vào Start-> All programs-> Accessories-> System Tools-> Disk cleanup, xóa hết các file Temp… Cũng trong mục System Tools, chọn Disk Defragmenter dồn đĩa để tránh việc phân mảnh quá nhiều trong ổ cứng để truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Thời gian dồn đĩa có thể khá lâu nên tranh thủ những giờ nghỉ ngơi để thực hiện cho hiệu quả.

9. Laptop của bạn thường la cà ở cafe Wi-Fi hay lướt net mỗi ngày cũng nên tổng vệ sinh các file dữ liệu truy cập sau khi dùng. Nhấp chuột phải tại thanh công cụ. Vào Explore-> Local settings-> Histrory (xóa), Temp (xóa), Temporary Internet (xóa). Cũng tại thanh công cụ chọn Properties-> Start Menu-> Customize-> Advanced-> Clear list-> Ok để xóa các địa chỉ đã truy cập. Tốc độ sẽ được cải thiện rất đáng kể.

Các thao tác trên nhằm giúp cho Win nhẹ gánh và sẽ hoạt động rất nhanh. Trường hợp bạn mua lại máy cũ thì tốt nhất là cài lại Win mới. Máy đã qua sử dụng, Win thường mắc rất nhiều lỗi: ứng dụng, virus…

(Theo Xã hội Thông tin)

9 mẹo nhỏ cho laptop \’]