Computer trivia: What must -read magazine for computer fans bit the dust in 1999?
Answer: Byte.
Được xem là một cuộc
cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có những thay đổi quan
trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách thức sử dụng –
hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng tham gia đóng
góp cho xã hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem".
Web 2.0 là
gì? Làm sao phân biệt đâu là Web 1.0 đâu là Web 2.0? Thuật ngữ "Web
2.0" đang trở nên thịnh hành và có phần được lăng xê quá mức. Thực
chất, Web 2.0 có nghĩa là sử dụng web đúng với bản chất và khả năng của
nó!
Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng
Internet là nhằm kết nối các nhà nghiên cứu và các máy tính của họ với
nhau để có thể chia sẻ thông tin hiệu quả. Khi bổ sung World Wide Web
(năm 1990), Tim Berners-Lee cũng nhằm mục tiêu tạo phương tiện cho phép
người dùng tự do đưa thông tin lên Internet và dễ dàng chia sẻ với mọi
người (trình duyệt web đầu tiên do Berners-Lee viết bao gồm cả công cụ
soạn thảo trang web). Tuy nhiên, sau đó web đã phát triển theo hướng
hơi khác mục tiêu ban đầu.
Tuy có một số ngoại lệ nhưng thế
giới Web 1.0 (thế hệ web trước Web 2.0) chủ yếu gồm các website "đóng"
của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả
hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện phát tin hơn là phương
tiện chia sẻ thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất hiện của nhiều kỹ
thuật mới như blog (hay weblog), wiki… web mới trở nên có tính cộng
đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với sự kỳ vọng và khả năng
thực sự của nó.
KHÁI NIỆM
Khái
niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly
Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do OReilly Media và
MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004. Dougherty không đưa
ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh phân biệt Web 1.0 và Web
2.0: "DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web
1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica Online là Web 1.0; Wikipedia là Web
2.0. v.v…". Sau đó Tim OReilly, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành
OReilly Media, đã đúc kết lại 7 đặc tính của Web 2.0:
1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng
3. Dữ liệu có vai trò then chốt
5. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng
4. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
7. Giao diện ứng dụng phong phú
Thoạt
đầu, Web 2.0 được chú trọng tới yếu tố công nghệ, nhấn mạnh tới vai trò
nền tảng ứng dụng. Nhưng đến hội thảo Web 2.0 lần 2 tổ chức vào tháng
10/2005, Web 2.0 được nhấn mạnh đến tính chất sâu xa hơn – yếu tố cộng
đồng.
CÔNG NGHỆ
Thực
tế, ứng dụng trên web là thành phần rất quan trọng của Web 2.0. Hàng
loạt công nghệ mới được phát triển nhằm làm cho ứng dụng trên web
"mạnh" hơn, nhanh hơn và dễ sử dụng hơn, được xem là nền tảng của Web
2.0.
Kiến trúc công nghệ của Web 2.0 hiện vẫn đang phát triển
nhưng cơ bản bao gồm: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao
thức truyền thông, trình duyệt và ứng dụng.
Cung cấp nội dung
Bước
phát triển đầu tiên và quan trọng nhất hướng đến Web 2.0 đó là cơ chế
cung cấp nội dung, sử dụng các giao thức chuẩn hoá để cho phép người
dùng sử dụng thông tin theo cách của mình (nghĩa là có khả năng tùy
biến thông tin). Có nhiều giao thức được phát triển để cung cấp nội
dung như RSS, RDF và Atom, tất cả đều dựa trên XML. Ngoài ra còn có các
giao thức đặc biệt như FOAF và XFN dùng để mở rộng tính năng của
website hay cho phép người dùng tương tác.
Dịch vụ web
Các
giao thức truyền thông 2 chiều là một trong những thành phần then chốt
của kiến trúc Web 2.0. Có hai loại giao thức chính là REST và SOAP.
REST (Representation State Transfer) là dạng yêu cầu dịch vụ web mà máy
khách truyền đi trạng thái của tất cả giao dịch; còn SOAP (Simple
Object Access Protocol) thì phụ thuộc máy chủ trong việc duy trì thông
tin trạng thái. Với cả hai loại, dịch vụ web đều được gọi qua API. Ngôn
ngữ chung của dịch vụ web là XML, nhưng có thể có ngoại lệ.
Một
ví dụ điển hình của giao thức truyền thông thế hệ mới là Object
Properties Broadcasting Protocol do Chris Dockree phát triển. Giao thức
này cho phép các đối tượng ảo (tồn tại trên web) tự biết chúng "là gì
và có thể làm gì”, nhờ vậy có thể tự liên lạc với nhau khi cần.
Phần mềm máy chủ
Web
2.0 được xây dựng trên kiến trúc web thế hệ trước nhưng chú trọng hơn
đến phần mềm làm việc ở "hậu trường". Cơ chế cung cấp nội dung chỉ khác
phương thức cấp phát nội dung động (của Web 1.0) về danh nghĩa, tuy
nhiên dịch vụ web yêu cầu tiến trình làm việc và dữ liệu chặt chẽ hơn.
Các
giải pháp phát triển theo hướng Web 2.0 hiện nay có thể phân làm 2
loại: hoặc xây dựng hầu hết tính năng trên một nền tảng máy chủ duy
nhất; hoặc xây dựng ứng dụng "gắn thêm" cho máy chủ web, có sử dụng
giao tiếp API.
CỘNG ĐỒNG
Công
nghệ chỉ là "bề nổi" của Web 2.0, chính cộng đồng người dùng mới là yếu
tố nền tảng tạo nên thế hệ web mới. Việc chuyển từ "duyệt và xem" sang
"tham gia" là cuộc cách mạng thực sự, dĩ nhiên nhờ có sự phát triển
công nghệ giúp hiện thực khả năng này nhưng ở đây muốn nhấn mạnh đến
hành vi của người dùng đối với web.
Hiện trạng phổ biến của các
website thế hệ 1.0 đó là chứa nhiều thứ phiền toái và làm việc chậm
chạp, dường như luôn muốn gửi đến người dùng thông điệp: đây là website
của chúng tôi chứ không phải của bạn. Căn nguyên của vấn đề có thể là
do chủ sở hữu các website cảm thấy họ "cho không" cái gì đó. Đôi khi
chủ sở hữu website cho rằng càng làm khó người dùng thì họ càng được
lợi! Điển hình như một số site cho bạn đọc đoạn đầu của bài viết rồi
yêu cầu bạn phải đăng ký (có phí hay không) để đọc nốt phần còn lại.
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA WEB 2.0 |
|||
• Quá kỳ vọng: |
Dĩ nhiên, với sự phổ
biến của các phần mềm máy chủ, trong đó có cả phần mềm miễn phí như
Apache thì người dùng có thể đưa lên web bất kỳ thông tin gì. Tuy nhiên
có nhiều yếu tố cản trở: kỹ năng tạo website, hạn chế của nhà cung cấp
dịch vụ Internet, việc bảo mật và kiểm duyệt…
Về cơ bản, Web
2.0 trao quyền nhiều hơn cho người dùng và tạo nên môi trường liên kết
chặt chẽ các cá nhân với nhau. Giờ đây có nhiều ví dụ cho thấy cộng
đồng người dùng có thể đóng góp thông tin giá trị khi họ có phương tiện
thích hợp. Wikipedia có lẽ là ví dụ nổi tiếng nhất. Tuy có nhiều học
giả không đánh giá cao Wikipedia, nhưng họ quên một điều quan trọng: nó
đủ tốt, miễn phí và nhiều người có thể đọc. Ngoài ra còn có những ví dụ
khác như các site Reddit và Digg để cho người dùng quyết định thông tin
gì là quan trọng, hay del.icio.us cho phép mọi người chia sẻ những địa
chỉ web hay.
Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất
cứ thông tin gì. Với số lượng người tham gia rất lớn, đến mức độ nào
đó, qua quá trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị. Ở đây
có sự tương đồng với thuyết chọn lọc tự nhiên.
KẾT LUẬN
Thật
sự, Web 2.0 không phải là cái gì đó hoàn toàn mới mà là sự phát triển
từ web hiện tại. Nó vẫn là web như chúng ta dùng lâu nay, chỉ có điều
giờ đây chúng ta làm việc với web theo cách khác. Các website không còn
là những "ốc đảo" mà trở thành những nguồn thông tin và chức năng, hình
thành nên môi trường điện toán phục vụ các ứng dụng web và người dùng.
Không
phải là viễn cảnh, Web 2.0 đã hiện hữu quanh chúng ta với hàng loạt
website thế hệ mới. Xu hướng chuyển đổi sang Web 2.0 đang diễn ra mạnh
mẽ và là xu thế tất yếu.
(Theo PCWorld)
Web 2.0 không chỉ là công nghệ’]